4
18
/
1053958
Vịnh Hạ Long và những trầm tích văn hóa, lịch sử
longform
Vịnh Hạ Long và những trầm tích văn hóa, lịch sử

Không chỉ có giá trị về cảnh quan, địa chất địa mạo, Vịnh Hạ Long còn hấp dẫn du khách bởi những giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử. Đây chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt và sức hấp dẫn đặc biệt của Vịnh Hạ Long so với các điểm đến du lịch khác.

Không chỉ có giá trị về cảnh quan, địa chất địa mạo, Vịnh Hạ Long còn hấp dẫn du khách bởi những giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử. Đây chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt và sức hấp dẫn đặc biệt của Vịnh Hạ Long so với các điểm đến du lịch khác.

 

 

Theo nghiên cứu, vịnh Hạ Long là một trong cái nôi của người Việt cổ, với ba nền văn hóa tiền sử kế tiếp nhau, cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm đó là: Văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long. Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm trước Công Nguyên và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm.

Theo nghiên cứu, vịnh Hạ Long là một trong cái nôi của người Việt cổ, với ba nền văn hóa tiền sử kế tiếp nhau, cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm đó là: Văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long. Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm trước Công Nguyên và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm.

 

 

Ngay tại khu vực trung tâm di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện khá nhiều dấu tích còn lại của những cư dân thời tiền sử Hạ Long tại động Mê Cung, hang Tiên Ông, hang Bồ Nâu, động Thiên Long... Đặc biệt là, các di chỉ khảo cổ học thuộc thời tiền sử Hạ Long, đã được phát hiện, có mặt hầu hết các nơi trên Vịnh, chứng tỏ một quy mô rộng khắp, thể hiện sự phát triển rực rỡ, liên tục của một nền văn hóa mang đậm sắc thái của cư dân vùng biển đảo, có ý nghĩa quan trọng góp phần vào quá trình hình thành nền văn minh Việt cổ.

Ngay tại khu vực trung tâm di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện khá nhiều dấu tích còn lại của những cư dân thời tiền sử Hạ Long tại động Mê Cung, hang Tiên Ông, hang Bồ Nâu, động Thiên Long... Đặc biệt là, các di chỉ khảo cổ học thuộc thời tiền sử Hạ Long, đã được phát hiện, có mặt hầu hết các nơi trên Vịnh, chứng tỏ một quy mô rộng khắp, thể hiện sự phát triển rực rỡ, liên tục của một nền văn hóa mang đậm sắc thái của cư dân vùng biển đảo, có ý nghĩa quan trọng góp phần vào quá trình hình thành nền văn minh Việt cổ.

 

 

Không chỉ dừng lại ở những phát hiện về một nền văn hóa phát triển đầy rực rỡ và bản sắc, kết quả nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học đã ngày càng khẳng định Vịnh Hạ Long còn chứa đựng biết bao điều kỳ diệu khác. Hạ Long xưa được ví như một pho sử lớn, ghi nhận nhiều sự kiện lịch sử - văn hóa nổi tiếng của dân tộc đã từng diễn ra ở đây suốt từ thời kỳ phong kiến cho đến thời kỳ cận hiện đại. Từ câu chuyện huyền thoại về đàn rồng mẹ, rồng con xuống trần gian giúp người Việt đánh giặc ngoại xâm, đến những chiến công oanh liệt của cha ông ta trong các cuộc chiến đấu giành và giữ gìn nền độc lập của đất nước.

Không chỉ dừng lại ở những phát hiện về một nền văn hóa phát triển đầy rực rỡ và bản sắc, kết quả nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học đã ngày càng khẳng định Vịnh Hạ Long còn chứa đựng biết bao điều kỳ diệu khác. Hạ Long xưa được ví như một pho sử lớn, ghi nhận nhiều sự kiện lịch sử - văn hóa nổi tiếng của dân tộc đã từng diễn ra ở đây suốt từ thời kỳ phong kiến cho đến thời kỳ cận hiện đại. Từ câu chuyện huyền thoại về đàn rồng mẹ, rồng con xuống trần gian giúp người Việt đánh giặc ngoại xâm, đến những chiến công oanh liệt của cha ông ta trong các cuộc chiến đấu giành và giữ gìn nền độc lập của đất nước.

 

 

Vùng vịnh Hạ Long còn có Núi Bài Thơ lịch sử, nơi lưu lại bài thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông hóang đế khắc trên đá từ năm 1468, nhân chuyến tuần du vùng biển phía Đông; và bút tích của chúa Trịnh Cương năm 1729. Bãi Cháy phía bờ Tây của Vịnh, tương truyền gắn với sự tích những chiến thuyền chở lương thực của quân Nguyên - Mông bị quân dân nhà Trần do Trần Khánh Dư chỉ huy đốt cháy, dạt vào làm cháy cả cánh rừng trong khu vực. Trên Vịnh còn có hang Đầu Gỗ, nơi còn vết tích hiện vật là những cây cọc gỗ được Trần Hưng Đạo cho đem giấu trước khi đóng xuống lòng sông Bạch Đằng, và cách Vịnh không xa là cửa sông Bạch Đằng, chứng tích của hai trận thủy chiến trong lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc. Cũng tại núi Bài Thơ, ngày 01/5/1930, lần đầu tiên người dân Hòn Gai được chứng kiến lá cờ đỏ búa liềm, xuất hiện trên đỉnh núi, báo hiệu thời kỳ đấu tranh oanh liệt và thắng lợi của giai cấp công nhân vùng mỏ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Vùng vịnh Hạ Long còn có Núi Bài Thơ lịch sử, nơi lưu lại bài thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông hóang đế khắc trên đá từ năm 1468, nhân chuyến tuần du vùng biển phía Đông; và bút tích của chúa Trịnh Cương năm 1729. Bãi Cháy phía bờ Tây của Vịnh, tương truyền gắn với sự tích những chiến thuyền chở lương thực của quân Nguyên - Mông bị quân dân nhà Trần do Trần Khánh Dư chỉ huy đốt cháy, dạt vào làm cháy cả cánh rừng trong khu vực. Trên Vịnh còn có hang Đầu Gỗ, nơi còn vết tích hiện vật là những cây cọc gỗ được Trần Hưng Đạo cho đem giấu trước khi đóng xuống lòng sông Bạch Đằng, và cách Vịnh không xa là cửa sông Bạch Đằng, chứng tích của hai trận thủy chiến trong lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc. Cũng tại núi Bài Thơ, ngày 01/5/1930, lần đầu tiên người dân Hòn Gai được chứng kiến lá cờ đỏ búa liềm, xuất hiện trên đỉnh núi, báo hiệu thời kỳ đấu tranh oanh liệt và thắng lợi của giai cấp công nhân vùng mỏ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

 

 

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, vùng Vịnh Hạ Long cũng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại. Trên Vịnh Hạ Long, ngày 24/3/1946, Bác Hồ đã gặp đại diện chính quyền Pháp ở Đông Dương để bàn bạc việc ký hóa ước chính thức thay cho Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, thể hiện sự lãnh đạo tài tình của Người khi vận mệnh Tổ quốc “ngàn cân treo sợi tóc". Ngày 5/8/1964, Vịnh Hạ Long lại chứng kiến chiến công đầu tiên của quân và dàn miền Bắc, bắn rơi 2 máy bay và bắt sống tên giặc lái đẩu tiên của Mỹ trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc XHCN của đế quốc Mỹ. Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi dấu biết bao chiến công, cùng sự hy sinh anh dũng, thầm lặng của các chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam trong những năm chống Mỹ. Những địa điểm tập kết, xuất phát trên Vịnh của các "con tàu không số" chi viện cho quân dân miền Nam đánh giặc. Những căn cứ chiến lược trên Vịnh, như động Hang Quan (khu vực cống Tây), là quân cảng bí mật một thời của hải quân ta, nơi xuất phát con tàu phóng ngư lôi đánh tàu Ma-đốc (Mỹ) ngày 3/8/1964... Tất cả đều đã trở thành những địa chỉ đỏ quý giá, có ý nghĩa giáo dục, nhắc nhở các thế hệ hôm nay và mai sau hãy luôn nhớ về những chiến công oanh liệt, đức hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, vùng Vịnh Hạ Long cũng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại. Trên Vịnh Hạ Long, ngày 24/3/1946, Bác Hồ đã gặp đại diện chính quyền Pháp ở Đông Dương để bàn bạc việc ký hóa ước chính thức thay cho Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, thể hiện sự lãnh đạo tài tình của Người khi vận mệnh Tổ quốc “ngàn cân treo sợi tóc". Ngày 5/8/1964, Vịnh Hạ Long lại chứng kiến chiến công đầu tiên của quân và dàn miền Bắc, bắn rơi 2 máy bay và bắt sống tên giặc lái đẩu tiên của Mỹ trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc XHCN của đế quốc Mỹ. Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi dấu biết bao chiến công, cùng sự hy sinh anh dũng, thầm lặng của các chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam trong những năm chống Mỹ. Những địa điểm tập kết, xuất phát trên Vịnh của các "con tàu không số" chi viện cho quân dân miền Nam đánh giặc. Những căn cứ chiến lược trên Vịnh, như động Hang Quan (khu vực cống Tây), là quân cảng bí mật một thời của hải quân ta, nơi xuất phát con tàu phóng ngư lôi đánh tàu Ma-đốc (Mỹ) ngày 3/8/1964... Tất cả đều đã trở thành những địa chỉ đỏ quý giá, có ý nghĩa giáo dục, nhắc nhở các thế hệ hôm nay và mai sau hãy luôn nhớ về những chiến công oanh liệt, đức hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc.

 

 

Hiện nay, trong xu thế phát triển các loại hình du lịch văn hóa - lịch sử, bên cạnh việc bảo vệ và khai thác tốt những giá trị, tiềm năng tự nhiên to lớn của di sản, Quảng Ninh luôn quan tâm đến việc giữ gìn, khai thác và phát huy có hiệu quả những giá trị về mặt văn hóa - lịch sử, nhân văn của di sản Vịnh Hạ Long. Qua đó, góp phần làm tăng sự hấp dẫn vốn có của du lịch Hạ Long.

Hiện nay, trong xu thế phát triển các loại hình du lịch văn hóa - lịch sử, bên cạnh việc bảo vệ và khai thác tốt những giá trị, tiềm năng tự nhiên to lớn của di sản, Quảng Ninh luôn quan tâm đến việc giữ gìn, khai thác và phát huy có hiệu quả những giá trị về mặt văn hóa - lịch sử, nhân văn của di sản Vịnh Hạ Long. Qua đó, góp phần làm tăng sự hấp dẫn vốn có của du lịch Hạ Long.

 

 

 

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu